Sau hai năm bán hàng online, tôi mạnh dạn bàn với chồng chuyện xin nghỉ làm hẳn để ra ngoài kinh doanh. Nói là làm, chỉ 1 tháng sau, tôi nộp đơn xin nghỉ việc trước sự ngạc nhiên của đồng nghiệp và gia đình hai bên.
Chuyện sẽ chẳng có gì, nếu như mẹ chồng tôi không thể hiện rõ thái độ khinh miệt con dâu từ đó. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện công việc, bà lại bóng gió con dâu buôn thúng bán mẹt, không xứng với con trai bà là giảng viên đại học.
Sau 3 năm đi buôn, tôi mở được 3 cửa hàng khá lớn ở Hà Nội, đổ sỉ cho cả các nhà hàng, quán ăn hải sản có tiếng. Đến giờ, công việc của tôi chủ yếu là chỉ đạo nhân viên làm, không mấy khi phải động chân, động tay.
Chồng tôi khỏi phải nói, vô cùng nể phục vợ và luôn tự hào khoe vợ với mọi người ở các cuộc vui. Trước mặt mọi người, anh không ngần ngại trêu tôi “nuôi đủ 2 con với 1 chồng”, còn anh tự giễu mình “dài lưng tốn vải”.
Ấy thế nhưng, trong mắt mẹ chồng, tôi vẫn là một đứa con dâu hàng tôm hàng cá. Cũng có đôi lần tôi phàn nàn với chồng chuyện đó, nhưng anh động viên “chắc mẹ tiếc công việc cũ của em chứ không có ý gì”.
Chỉ đến khi, chính tai anh nghe được mẹ anh chê bôi vợ thậm tệ với bà hàng xóm trong một lần bà ở quê lên chơi, anh đã “sốc” ngang và vô cùng tức giận.
Tối hôm đó, anh kể cho tôi nghe câu chuyện và xin lỗi vợ vì lâu nay đã để tôi phải ấm ức. Anh nói: “Ngày mai, anh sẽ nói chuyện thẳng thắn với mẹ về chuyện này”.
Sáng hôm sau, tôi thấy anh cầm hết bảng lương, sổ đỏ, sổ tiết kiệm ra ngoài phòng khách khi mẹ tôi đang ngồi xem tivi. Tôi ngồi trong phòng, nhưng nghe rõ mồn một những điều anh nói với mẹ.
“Mẹ à, mấy năm nay, Thư ra ngoài buôn bán, chịu nhiều vất vả, thiệt thòi. Nhưng vợ con hiện là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Nếu không có cô ấy, 3 bố con con và cả nhà mình ở quê không có được như ngày hôm nay.
Hôm qua, mẹ nói gì với cô Thúy hàng xóm, con đều nghe thấy hết. Từ nay, mẹ đừng nói về vợ con như thế với bất cứ ai. Con không hài lòng chút nào”.
Mẹ chồng tôi nghe con trai nói vậy có phần bất ngờ, vì trước nay anh chưa từng nặng lời với bố mẹ.
Lúc đầu, bà còn cãi bay cãi biến: “Tôi nói cái gì mà anh mở mồm ra là ‘vợ con, vợ con’. Tôi chỉ bảo chị ấy có kiếm nhiều tiền đến mấy thì cũng chỉ là con buôn, sau này các cháu tôi cũng chỉ là con của bà bán tôm, bán cá. Tôi nói không đúng à?”.
Đến lúc này, tôi nghe giọng anh không còn bình tĩnh được nữa, mà có chút run run tức giận.
“Mẹ có biết con trai mẹ mỗi tháng thu nhập bao nhiêu không? Đây!” – anh vừa nói vừa đưa bảng lương của anh cho mẹ chồng tôi xem.
“14 triệu tổng thể”.
“14 triệu này, mỗi tháng con biếu bố mẹ 5 triệu. Đó cũng là ý tốt của vợ con. Còn 9 triệu, con cho thằng Hưng (em trai chồng tôi) 4 triệu tiền học đại học, chưa kể vợ chồng con cũng nộp các khoản học phí, chi phí học hành cho các cháu lên tới vài chục triệu mỗi năm. Mẹ nghĩ 5 triệu còn lại, con làm được gì cho vợ con?”.
“Còn đây là ghi chép chi tiêu mỗi tháng trong nhà. Tiền học trường tư cho con lớn, tiền thuê giúp việc chăm đứa nhỏ, tiền ăn uống, quần áo, mua sắm, lo toan nội ngoại… tháng nào cũng trên dưới 50 triệu đồng. Chỗ này là sổ đỏ, tiền tiết kiệm bọn con tích lũy được 3 năm nay. Tất cả một tay Thư lo”.
Mẹ chồng tôi ngồi im lặng nghe con trai bà nói một thôi một hồi. Tôi không nhìn thấy sắc mặt bà, nhưng đoán chừng bà đang khá choáng váng. Từ trước tới nay, vì giữ kẽ cho chồng, tôi chưa từng công khai hay so sánh thu nhập của anh với tôi.
Có lẽ bà tưởng tôi chỉ kiếm được nhiều hơn anh vài ba triệu mỗi tháng. “Chi tiêu nhiều thế cơ à?” – bà rụt rè hỏi lại con trai.
“Vợ con đã vất vả, thiệt thòi vì không được váy áo là lượt như người ta rồi. Mẹ đừng nói gì để cô ấy phải tủi thân thêm nữa” – chồng tôi đáp.
“Mẹ biết rồi!” – tôi nghe bà đáp lại nho nhỏ.
Dỏng tai nghe cuộc đối thoại của chồng với mẹ, nước mắt tôi chảy từ lúc nào không hay.
Độc giả giấu tên
Từ 27-28/4, lớp tập huấn POHE được Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Dự án POHE tại Việt Nam giai đoạn 2 tổ chức Hà Nội.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, trong xu hướng hội nhập quốc tế, nhu cầu nguồn lao động đòi hỏi không chỉ có kiến thức chung mà phải có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành, tác phong, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Để đáp ứng đỏi hỏi này, một trong những nội dung chú trọng của phát triển giáo dục ĐH Việt Nam là giáo dục ĐH theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục ĐH nói chung.
Tuy nhiên, đòi hỏi tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng nhân lực với kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động vẫn còn rất lớn.
Với dự án POHE, sẽ giúp giáo dục ĐH Việt Nam thông qua việc phát triển một số chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng và xây dựng chương trình bồi dưỡng giảng viên giáo dục đại học định hướng ứng dụng.
Không gian buổi tập huấn về nhân rộng mô hình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng vừa được tổ chức tại Hà Nội trong ngày 27/4 và 28/4. |
Tại lớp tập huấn này, học viên được tìm hiểu về giáo dục ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Việt Nam; Tập huấn bồi dưỡng về kỹ thuật phát triển và thực hiện chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng; Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên dạy chương trình định hướng ứng dụng.
Từ 2005 tới nay, sau 10 năm hoạt động - số lượng sinh viên đang theo học là 10.136 sinh viên, cơ cấu theo 4 ngành gồm Nông lâm nghiệp, kỹ thuật và công nghệ, kinh tế và quản trị, giáo dục.
Dự án POHE2 cũng đã xây dựng 2 bộ tài liệu bồi dưỡng giảng viên và 5 trung tâm bồi dưỡng trên cả nước.
Để gửi câu hỏi cho các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí chỉ cần cài đặt, đăng nhập ứng dụng Hue-S, mở chức năng “Mạng lưới phát ngôn” trên ứng dụng và chọn gửi câu hỏi. Chức năng này chỉ xuất hiện khi các cơ quan báo chí đã có thông tin nhân sự được số hóa tại Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thông qua quy trình số, cơ quan nhà nước tiến hành tiếp nhận, xử lý và giải đáp thông tin cho cơ quan báo chí mà không cần phải di chuyển, góp phần khắc phục các hạn chế trong quá trình cung cấp thông tin hiện nay.
Bên cạnh việc gửi câu hỏi để nhận được thông tin trả lời chính thống, cơ quan báo chí còn nhận được những thông tin truyền thông do các cơ quan nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động gửi đến cơ quan báo chí trên hệ thống. Đồng thời, những thông tin báo chí nêu trong trường hợp còn thiếu tính chính xác cũng được các cơ quan nhà nước phản ánh đến cơ quan báo chí để kịp thời xác minh thông qua “Mạng lưới phát ngôn”.
Ngoài ra, trong trường hợp cần tương tác, cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước chọn tiện ích “Tương tác” để làm rõ thêm các vấn đề cần trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết, xử lý các câu hỏi. Kết quả xử lý chính thức của cơ quan nhà nước sẽ được hiển thị với trạng thái hoàn thành. Cơ quan báo chí có thể căn cứ vào nội dung kết quả để đánh giá độ hài lòng với 3 cấp độ: Hài lòng, chấp nhận và không hài lòng.
Sau 3 năm vận hành, ứng dụng Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có dùng smartphone. |
Thông tin thêm với ICTnews, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến nay Hue-S đã trở thành ứng dụng duy nhất trên môi trường di động của Huế được các công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân đều sử dụng.
Mới đây, ứng dụng kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, người dân với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp tục được nâng cấp, bổ sung thêm nhiều tính năng mới tạo thuận tiện cho người sử dụng.
Cụ thể, Hue-S đã được tích hợp kênh tiếp cận thông tin chính thống bao gồm các thông tin mạng được xác minh, tích hợp phát thanh và truyền hình số. Đặc biệt, đây còn là công cụ cho phép người dân gửi thông tin để Hue-S xác minh xem có chính xác không nhằm phòng ngừa rủi ro cho người dân trên không gian mạng.
Cùng với đó, ứng dụng Hue-S đã tích hợp sàn thương mại điện tử và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Thông qua Hue-S, doanh nghiệp cung cấp thông tin sản phẩm hànghóa, dịch vụ và tham gia sàn nhằm chuyển đổi số
Hay trong lĩnh vực giáo dục, ứng dụng Hue-S đã tích hợp công cụ hỗ trợ tra cứu điểm, thông tin học tập qua học bạ điện tử, góp phần xây dựng xã hội số trong lĩnh vực giao dục, kết nối thông tin giữa các nhà trường, phụ huynh, giáo viên và học sinh.
Là ứng dụng di động được xây dựng theo hướng siêu ứng dụng, Hue-S được đưa vào vận hành thí điểm từ tháng 6/2018 và hoạt động chính thức vào tháng 5/2019. Ứng dụng này vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp vừa ứng dụng chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh.
Theo số liệu giám sát của Bộ TT&TT, đến tháng 5/2022, Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có dùng smartphone, với thời gian sử dụng trung bình 34 phút 52 giây mỗi người/ngày. Tính riêng năm 2021, đã có 17.371.225 lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp vào hệ thống.
Vân Anh
Ngoài hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn dân trong tỉnh cũng để mỗi người hình thành thói quen sử dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.
" alt=""/>Ứng dụng Hue